Nếu đi du lịch Sapa tháng 12, đừng ăn thắng cố dù chỉ một lần
Bạn đang thắc mắc du lịch Sapa tháng 12 có gì? Nếu bạn đã quyết định đi du lich Sapa tháng 12, Maichautourist cảnh báo: Đừng ăn thắng cố dù chỉ một lần.
Bạn sẽ hỏi vì sao đúng không? Vì theo nhiều người, thắng cố Sapa đắng, khó ăn và hơi hôi. Tuy nhiên, nếu du khách ăn một lần thì sẽ nhớ mãi, ăn lần thứ 2 sẽ có nguy cơ thèm ăn lại lần 3.
Nếu đã lỡ ăn lần 3 rồi thì chắc chắn du khách bị nghiện món thắng cố Sapa, nhất là trong tiết trời giá lạnh của Sapa tháng 12 nữa thì ngon hết thảy.
Đi du lịch Sapa tháng 12 chỉ để… ăn thắng cố giữa tuyết trời
Sapa nổi tiếng là địa điểm du lịch trong cả nước và quốc tế với nhiều cảnh quan tuyệt đẹp. Không chỉ làm say đắm lòng người bởi thắng cảnh, Sapa còn khiến du khách mê mệt quên cả lối về với những đặc sản ẩm thực độc đáo. Thắng cố cũng là một trong những món đặc sản đã làm nên tên tuổi của thiên đường ẩm thực nơi đây.
Thắng cố là món ăn truyền thống của người H’Mông, có nguồn gốc từ vùng núi Hà Giang. Trước đây, để làm món ăn này, người dân bản địa phải chế biến biến từ một con ngựa, họ không bỏ đi bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, đến nay, họ sử dụng thêm thịt trâu và thịt bò để cho vào món thắng cố.
Tại Sapa, có rất nhiều vùng nấu món thắng cố nhưng ngon nhất vẫn là loại thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà (Mường Khương, Sa Pa – Lào Cai). Hơn nữa, ăn món thắng cố còn nóng hổi ở trên bếp khi du khách tới Sapa tháng 12 với tiết trời lạnh thì còn gì tuyệt bằng.
Có thể bạn đang nghĩ rằng, thắng cố không được sạch sẽ và có mùi khó chịu, nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai rồi nhé. Bởi, mùi khó chịu của món ăn không phải vì nguyên liệu không được làm sạch mà do các gia vị đặc biệt được tạo nên khi nấu.
Để có một nồi thắng cố tuyệt ngon, đậm đà gia vị, bắt buộc phải sử dụng đầy đủ những nguyên liệu. Chỉ cần thiếu một nguyên liệu thôi là món ăn đặc sản này không còn giữ được hương vị như một món ăn truyền thống nữa.
Các nguyên liệu chính của món thắng cố là thịt và nội tạng của con ngựa được rửa sạch, luộc chín, sau đó mang đi tẩm ướp với 12 gia vị gia truyền, như: thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng…
Điểm đặc biệt khi nấu món ăn này là người dân thường không sử dụng những loại chảo mới, chảo nấu thắng cố nhật định phải là loại chảo đã cũ. Sau khi lửa đã đủ lớn, bắt đầu đặt chảo lên, cho tất cả các nguyên liệu vào, xào cho tới khi miếng thịt se cạnh, cuối cùng cho thêm nước rồi ninh trong nhiều tiếng đồng hồ.
Món ăn đặc sản này được nấu khá đơn giản, chỉ cần sử dụng tất cả lục phủ ngũ tạng, cùng xương ngựa, tiết ngựa là có ngay một món ăn thơm, bùi và đậm đà hòa quyện với 12 gia vị.
Chúng tôi từng trò chuyện với chủ quán của cửa hàng thắng cố ở Sapa. Trong khi ngồi nhìn anh chăm chút nồi thắng cố, chúng tôi ngồi nướng trứng, nướng ngô và trò chuyện. Anh chia sẻ rằng, để có nồi thắng cố thật ngon, thật đậm đà thì người nấu phải tập trung rất cao, tỉ mỉ múc từng muỗng bọt từ trong nồi ra để nước xương được trong và ngọt hơn. Họ phải tự “chỉnh” ngọn lửa để thắng cố mặc dù ninh nhưng không bị quá nhừ, các gia vị phải cho vào đúng lúc thì thắng cố mới ngon đúng vị được.
Giữa cái thời tiết như cắt da cắt thịt ở Sapa tháng 12, được ngồi quây tròn bên nồi thắng cố thơm phức, được hơ bàn tay đang lạnh cóng và nướng thêm củ khoai, bắp ngô bên bếp lửa hồng rồi xuýt xoa trong khi chờ thắng cố chín thì còn gì thú vị hơn nữa.
Sapa tháng 12 là thời gian người dân ở đây hay nấu món thắng cố nhất, bởi món ăn này rất thích hợp để ăn trong mùa lạnh. Bởi, ăn thắng cố, du khách sẽ cảm thấy cơ thể ấm hơn và không bị mất nhiệt.
Sapa tháng 12 lạnh đến đâu cũng được sưởi ấm từ chảo thắng cố
Đi du lịch Sapa tháng 12, du khách phải cân nhắc thật kỹ xem có nên thử món thắng cố không nhé, bởi nếu đã lỡ ăn thì rất dễ bị… nghiện đấy.
Ăn thắng cố cũng giống như cách ăn lẩu, vì khi ăn, chảo thịt vẫn được đặt lên bếp đun sủi sùng sục, mùi thơm ngút ngàn trên bếp, chỉ ăn đến đâu sẽ múc từng bát ra đến đó.
Tùy khẩu vị, du khách có thể cho thêm vị ớt xào Bắc Hà để cảm nhận được cái cay thanh ngọt nhưng không quá nồng của loại ớt này. Ăn miếng thắng cố, nhấp thêm chén rượi ngô Bản Phố cay cay, thêm miếng thịt ngựa được hầm nhừ cho vào miệng, du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt mềm của thịt ngựa, vị cay nhẹ của ớt, vị thơm của 12 gia vị và một mùi đặc trưng cực hấp dẫn.
Khi ăn nội tạng ngựa, du khách có thể cuộn kèm với các loại rau nhúng như cải ngồng, cải mèo rồi chấm nhẹ với nước chấm đặc biệt của loại ớt cay nồng, đưa vào miệng và từ từ thưởng thức hương, vị của miếng thắng cố “chính hiệu”, chắc chắn sẽ bị nghiện thật đấy.
Mùa đông lành lạnh này cùng bạn bè quây quần bên chảo thắng cố sóng sánh thịt nạc, thịt mỡ, mùi thơm nghi ngút, thực khách sẽ vừa xuýt xoa trước nồi lẩu thắng cố đậm tình dân tộc, vừa tận hưởng vị cay tê nơi đầu lưỡi của rượu, lại được sưởi ấm miễn phí nữa thì cái lạnh vùng cao có là gì?.
Đến Sapa tháng 12, thực khách có thể thưởng thức món thắng cố ngay trong thành phố, nhưng muốn thưởng thức món đặc sản này với hương vị trọn vị đậm đà thì chắc chắn phải đến phiên chợ của người H’Mông ở Sapa.
Giá tại chợ phiên cũng không đắt lắm. Một bát thắng cố ngựa khoảng 100.000 đồng, nếu ăn thắng cố trâu sẽ rẻ hơn khoảng 20.000 đồng. Nếu đi đông, du khách có thể đặt theo nồi. Một nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao thường khá lớn, đủ cho cả nhóm bạn trên 5 người ăn.
Nói đến ẩm thực Sapa, chắc chắn không thể quên món thắng cố nổi tiếng. Thắng cố không chỉ mang hương vị đậm nét mà nó còn thể hiện bản sắc riêng của người dân tộc nơi đây.
Món thắng cố Sapa như toát lên vẻ nồng hậu, mếm khách của người dân vùng cao. Du khách nào đã lỡ ăn thắng cố một lần rồi, chắc chắn sẽ bị nghiện và không bao giờ quên. Vì thế, nếu có đi du lich Sapa tháng 12 này, đừng quên thử món thắng cố dù chỉ một lần nhé.
>> Xem thêm: Đi Sapa tháng 12 đừng quên checkin ở Homestay chất lừ này!